Pages

Showing posts with label Art residency. Show all posts
Showing posts with label Art residency. Show all posts

Sundays @ 12 noon - Chủ nhật @ 12 giờ trưa

Sundays @ 12 noon - Chủ nhật @ 12 giờ trưa

English by Susmita Paul

Some nights the elbow stretches straight, running
Over the edge –
A perfect tout feeling at the shoulder
The elbow angled at that perfect degree
Inwards and paused. The palms meet gravity,

Hanging

Half open unlaced mushthi*1. No cribbing
In dreams. I carried the hundred bells threaded to the feet
Half across the globe, and then retraced;
Spaces between them widening, emptying
With the moon-tides. The mirror

Still

Has a say. Hypnosis I dream. It
Tugs and pulls and draws me into
That hall. No one sees, no one feels. Ghost-busting
Is not their call. Only once your eyes

Fall

On the mirror. The bells make a call. Did you feel
The glass quivering? I spread my feet
Across the new floor, unable
To remember the position I take

Ardhamandala
Purnamandala
Sthanaka*2

*1 mushthi is a hand gesture used in Bharatnatyam, an Indian classical dance. It means ‘closed fist’.
*2 ardhamandala, purnamandala and sthanaka are the three different positions of standing in Bharatnatyam.


Tiếng Việt - Bản dịch của Vương Bích Ngọc

đêm cánh tay duỗi thẳng,
trải dài theo chỗ mơ
vai hoàn toàn tê dại
khuỷu tay xếp góc lại
thu vào và nghỉ ngơi.
bàn tay đủ nặng rơi,

treo mình

bàn tay không nắm chặt như mushthi (*).
không ăn năn dằn vặt
trong mơ.
tôi lại mang vào chân dải chuông trăm chiếc
nối nửa địa cầu, tìm dấu
khoảng cách giữa chúng rộng ra mãi, trống rỗng
theo nguyệt triều. chạm mặt tấm gương

vẫn còn

ghi hoài giọng nói. giấc mơ ma mị.
kéo tôi, lôi tôi, lê lết tôi vào
giữa căn phòng. không ai nhìn, không ai cảm thấy.
linh hồn nào hiện hữu
họ chẳng bận tâm. chỉ là đôi mắt tôi vừa

rơi tõm

vào gương. những quả chuông lên tiếng.
người có cảm thấy
màn gương rung động? khi tôi đẩy bàn chân mình
miết trên sàn mới, không thể
nhớ một tư thế nào rõ ràng
cho nổi

Ardhamandala
Purnamandala
Sthanaka * 2

* 1 mushthi là một cử chỉ tay được sử dụng trong Bharatnatyam, điệu múa cổ điển Ấn Độ. Nó có nghĩa là "bàn tay nắm lại".
* 2 ardhamandala, purnamandala và sthanaka là ba tư thế đứng khác nhau trong điệu múa Bharatnatyam.

More

Video art for poem - Sundays 12 @ noon

Behind the scene photos of the first shooting day of the video art for the poem Sundays 12 @ noon by Susmita Chatterjee Paul; video art idea and directing by Carol Canto; Producing & Translating by Vuong Bich Ngoc

Ảnh hậu trường buổi quay đầu tiên cho video art cho bài thơ Chủ nhật 12 giờ trưa của Susmita; ý tưởng và đạo diễn Carol Canto; Sản xuất và dịch thơ Vương Bích Ngọc

Behind the scene Day 1




   
Did you feel the glass quivering?
người có cảm thấy màn gương rung động?

   
I carried the hundred bells threaded to the feet half across the globe...
tôi lại mang vào chân dải chuông trăm chiếc nối nửa địa cầu...

More Photos

Behind the scene Day 2





More Photos

Behind the scene Day 3





More Photos

NAME welcomes Indian Couple artists

NAME |Art Space - Artist Residency - Vietnam is preparing for a couple artists from India to come for 1 month residency from Dec 4th till Jan 2nd

Sanjay Sawant

Sanjay Sawant is an artist of Indian origin who resides in Mumbai, India. He graduated with first class first degree in BFA from Sir J. J School of Art, Mumbai (1989). He received a fellowship from his institute in 1989. In 1995 he received Junior Fellowship from the Cultural Department, Government of India.

He has to his credit numerous solo exhibitions between 2002 and 2007, including exhibitions at Alliance Francaise, Ahmedabad, India (2003) and “Forgotten Embers” at Jehangir Art Gallery, Mumbai. He has also participated in several group shows since 1995 in India and abroad. A selective list includes : Contemporary Indian Art at Singapore LKA (2006); “Art Odyssey” at Studio 333, California(2008); “Mind of Matter/ Matter of Mind” at Samokal Art Gallery, Kolkata (2009); Shanghai Art Festival 2009; and, “A Point & Line to Plan VIII at Gallery Beyond, Mumbai (2012).

He has also participated in numerous art camps and fairs in India and abroad, including, A painting camp at Istanbul, Turkey (2005); “Water and Man” at Chennai LKA (2006); Spring workshop at Global Arts Village, New Delhi (2008) and at United Art Fair, New Delhi.

He was awarded the National Award by the Government of India in 2003.

Sanjay Sawant’s artistic perspective

Sanjay’s principal media of painting include gold and silver foils; and, a light-green textured paper used to make envelopes in India. His style is to use these with colors on a canvas to create artwork that is a conversation between nature in its elements and the human body in its specificity. The natural element that inspires Sanjay is water - its fluidity and its rhythms deeply motivate him. His form of art is integrally connected to the essence and spirit of all things living and non-living. His spiritual inclination towards understanding the complex cosmic and timeless concepts are manifested in his paintings.


Sweety Joshi

Sweety Joshi is an artist of Indian origin who currently resides in Mumbai. In 2004 she graduated in painting from a Fine Arts College in Pune, India. She received a one year residency fellowship at The Global Arts Village, New Delhi in 2007.

Since 2003 she has to her credit numerous group exhibitions at prestigious locations in India and abroad, including, “Contemporary Indian Paintings” at Graveled Centre, Edinburgh, UK (2007); “Something for All” at Prince of Wales Museum Gallery at Kala Ghoda, Mumbai, India (2011); “A Point & Line to Plan VIII” at Gallery Beyond, Mumbai, India (2012). In 2012, she had her solo exhibition “KALOS” at Jehangir Art Gallery, Mumbai, India.

She has also participated in numerous art camps and art fairs, including, at Czech Institute at Pupra Center for Art & Culture in Prague (2003); All India Women Artists’ Camp at JKTDC (2005); Bombay Art Society, Jehangir Art Gallery Mumbai (2006, 2007, 2008); and, United Art Fair, New Delhi (2012).

She received an award of recognition of her work from The Bombay Art Society, Mumbai in 2007.

Sweety Joshi’s artistic perspective

Sweety is inspired by the nourishing quality of fire. Fire, for her, is a transformative principle of nature. Sweety details the method of her art by associating the act of burning to a transformative, progressive and positivist act. She uses burnt dots on paper to imply the different aspects of her personal travails through life. She takes inspiration from the eternally unfolding colors in a flame and injects it into her art by using different folding and rolling techniques of colored papers that are burnt.

NAME |Art Space - Artist Residency - Vietnam đang chuẩn bị đón một cặp vợ chồng nghệ sỹ đến từ Ấn Độ tới lưu trú 1 tháng từ 4/12/2012 đến 2/1/2013

Sanjay Sawant

Sanjay Sawant là nghệ sĩ Ấn Độ, hiện sống tại Mumbai, Ấn Độ. Anh tốt nghiệp thủ khoa khoa Nghệ thuật BFA từ Trường Nghệ thuật Sir J. J, Mumbai (1989). Anh nhận được học bổng từ học viện năm 1989. Năm 1995, anh nhận được học bổng Junior từ Sở Văn hóa, Chính phủ Ấn Độ.

Anh đã có nhiều triển lãm cá nhân từ năm 2002 đến 2007, bao gồm triển lãm tại Alliance Francaise, Ahmedabad, Ấn Độ (2003) và "Embers bị lãng quên" tại Jehangir Art Gallery, Mumbai. Anh cũng tham gia một số triển lãm nhóm từ năm 1995 ở Ấn Độ và nước ngoài. Một danh sách chọn lọc bao gồm: Nghệ thuật đương đại Ấn Độ tại Singapore LKA (2006), "Nghệ thuật Odyssey" tại Studio 333, California (2008), "Mind of Matter / Matter of Mind" Samokal Art Gallery, Kolkata (2009), Liên hoan Nghệ thuật Thượng Hải 2009 và "Điểm & Dòng tới Kế hoạch VIII" tại Gallery Beyond, Mumbai (2012).

Anh cũng tham gia các trại và hội chợ nghệ thuật ở Ấn Độ và ở nước ngoài, bao gồm: Trại vẽ tranh ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (2005), "Nước và Người" tại Chennai LKA (2006), Workshop Mùa xuân tại Làng Nghệ thuật Toàn cầu, New Delhi (2008) và Hội chợ Nghệ thuật Liên kết, New Delhi (2012).

Anh đã được trao giải thưởng Quốc gia của Chính phủ Ấn Độ năm 2003.

Quan điểm nghệ thuật của anh Sanjay Sawant

Vàng lá, bạc lá và loại giấy màu xanh nhạt có vân (thường được dùng làm phong bì ở Ấn Độ) là các chất liệu chính trong tranh của Sanjay. Anh kết hợp chúng với các màu sắc trên toan tạo nên cuộc đối thoại giữa các yếu tố của tự nhiên và những đặc điểm trong con người. Sanjay tìm thấy nguồn cảm hứng từ nước, sự chảy trôi và nhịp điệu của nước luôn khiến anh rung động sâu sắc. Hình thức nghệ thuật của anh gắn liền với bản chất và tâm hồn của mọi vật có hay không có sự sống. Anh có khuynh hướng các khái niệm phức tạp vô tận của vũ trụ trong các tác phẩm của mình. Tranh của anh thể hiện khuynh hướng tâm linh đối với sự hiểu biết về sự phức tạp và vô hạn của vũ trụ.

Sweety Joshis

Sweety Joshi là một nghệ sĩ Ấn Độ, hiện đang sống tại Mumbai. Năm 2004, cô tốt nghiệp khoa hội họa từ trường Đại học Mỹ thuật ở Pune, Ấn Độ. Cô nhận được học bổng một năm cư trú tại Làng Nghệ thuật toàn cầu, New Delhi năm 2007.

Từ năm 2003, cô tham gia nhiều triển lãm nhóm tại các địa điểm có uy tín ở Ấn Độ và nước ngoài, bao gồm, "Tranh đương đại Ấn Độ" tại Trung tâm Graveled, Edinburgh, Vương quốc Anh (2007), "Điều gì cho mọi người" tại gallery bảo tàng Hoàng tử xứ ở Kala Ghoda , Mumbai, Ấn Độ (2011), "Điểm & Dòng tới Kế hoạch VIII" tại gallery Beyond, Mumbai, Ấn Độ (2012). Vào năm 2012, cô đã có Triển lãm cá nhân "KALOS" tại gallery Jehangir Art, Mumbai, Ấn Độ.

Cô cũng tham gia các trại nghệ thuật, hội chợ nghệ thuật, bao gồm, tại Viện Séc tại Trung tâm Nghệ thuật & Văn hóa Pupra ở Prague (2003); Trại nữ Nghệ sĩ Ấn Độ tại JKTDC (2005); Cộng đồng Nghệ thuật Bombay, gallery Jehangir Art Mumbai (2006, 2007, 2008), và, Hội chợ Nghệ thuật Liên kết, New Delhi (2012).

Cô nhận được giải thưởng cho các tác phẩm của mình từ Hội đồng Nghệ thuật Bombay, Mumbai năm 2007.

Quan điểm nghệ thuật của Sweety Joshis

Lửa nuôi dưỡng nguồn cảm hứng của Sweety. Với cô, lửa là nguồn gốc sự biến đổi của tự nhiên. Phương pháp làm nghệ thuật của cô là sự kết hợp việc đốt cháy với sự chuyển hóa, phát triển và thực chứng. Các vết đốt trên giấy ngụ ý những khía cạnh khác nhau trên hành trình gian nan cuộc cống cá nhân của cô. Màu sắc chuyển đổi linh hoạt của lửa không chỉ tạo cảm hứng mà còn đi vào nghệ thuật của Sweety thông qua kỹ thuật cuộn và gấp nếp những tờ giấy màu bị đốt.

Visiting and networking with Artists & Art Centers in Saigon

Ho Chi Minh City formerly named Saigon is the largest city in Vietnam. The city center is situated on the banks of the Saigon River, 60 kilometres from the South China Sea and 1,760 kilometres (south of Hanoi, the capital of Vietnam.

At San Art's Studios

Artist Nguyen Thi Thanh Mai's Art Work

Artist Nguyen Thi Thanh Mai's Art Work

Art Work of Artist Johanna Calle from Colombia

Art Work of Artist Johanna Calle from Colombia

Made from cooked rice Artist Tuan Mami's art work

At Pandora Studio Cafe

Amazing hanging structure at Pandora Studio Cafe

Lots and Lots of art books at Pandora Studio Cafe

Visiting Bat Trang Ceramic Village with NAME Art Space

Bat Trang ceramic & pottery village is on the left bank of Hong river and about 10 km from Hanoi in East (in Gia Lam District, Hanoi). This ceramic & pottery village is an interesting attraction in Hanoi that tourists should not ignore. It is the most ancient and famous ceramic & pottery village of Vietnam and is constantly developing.

Ash Tray
.
1-2-3 Start making ceramic items

3 Pro ceramic artists


Colouring after drying
.
Girls we met at the same workshop, they make faces that look so much alike their faces... So good!



A youtube video.

Sketchy days with Artists @ NAME | Art Space

Enjoying happy days at NAME 's Art creativity space. Sketching, relaxing, outdoor activities with NAME | Art Space - Artist Residency - Vietnam


Enjoying at the floating house on Red River


View of Long Bien Bridge



Three lovely ladies

Vietnam Root Project - Call For Application / Dự Án Rễ Vietnam Mời Tham Gia

NAME | Art Space - Artist Residency - Vietnam open for Vietnamese and Vietnam-based artists, photographers, travelers, journalists to apply for VIETNAM ROOT Project.

The idea of this Project is from Tiziano Fratus, a ROOTMAN.

VIETNAM ROOT Project - Brief

TO BE A ROOTMAN OR A ROOTWOMAN, A ROOTBOY OR A ROOTGIRL
(Homo Radix – Phoemina Radix – Puer Radix – Puera Radix)
Everyone could be a Rootboy or a Rootgirl, a Rootman or a Rootwoman. A person who try to identify his / her roots, physically and theoretically, literary and materially. Roots are something changing, everyday they acquire colors, dimensions, peculiarities that modify the identity of this Human Being. So every Man and every Woman is so full of Roots!

A Rootman is an individual who decide to cultivate his imaginary and physical identity, living in first person a deep interaction with the Landscape. Every Green Space could be this Landscape: the park in your town,the garden of your house, the forest on the Alps or in Alaska. Also in the heart of the Society of Humans, in the middle of the great Metropolis – New York, London, Singapore or Tokyo – you could farm this Roots walking in the public park, in the botanical garden, in some little space devoted to Nature.

A Rootman could understand the great design of the Lord of Creatures, could understand to distinguish species and varieties, to characterize old Specimens and their age. You could map this place, giving names to animals and trees, discover them and creating your personal “Treegraphy” (in Italian “Alberografia”).

This is a way to enhance personally and socially the biodiversity of our landscape, to discover what we consider expectable, not so important, only a Tree or only a Park. This is a way to begin a long trip that is so full of elements, creatures, to understand history of our land, our province, our region or State. A research that make you more rooted in the land you live, you work, you love. You could became a Tree Seeker, a Rootman or a Rootwoman who cross the Landscape (a country, a continent, the world) to find old monumental / champion trees, the biggest and oldest creatures living on Earth.

In that way your Roots will be so strong, so wide and so full of imagination and energy.


IN VIETNAM

Discover a New Vietnam, after 30 years of devastation and the long period of rebuilding, a place of enchanted nature. The Project VIETNAM ROOT is dedicated to select secular and monumental trees survived, witness of time, present in the city of Hanoi and in the countryside in the North of the country. A campaign of treegraphies will give us a first map of some of the big trees living in Vietnam, as in the historical park Cuc Phuong and other reservoirs.

This map and the notes about the travel will be published in a book in three languages (English, Vietnamese, Italian), defining new paths for tourists and for the local appreciation. An exhibition of pictures will be held in the space of NAME | Art Space or relevant locations, photos printed in a classic black & white colors.


BENEFITS

If you are chosen to join our project, your will be sponsored to travel for 1 month in the north of Vietnam with Tiziano Fratus to find big trees, shoot photos and write notes about the places you go to. After coming back, your photos will be exhibited together and printed in the book VIETNAM ROOT in three languages (Italian, Vietnamese, English) published in Italy and Vietnam.

Simply send an email to NameArtSpace@gmail.com cc vuongngoc.bts@gmail.com with the email subject "VIETNAM ROOT Application" and a brief introduction about you, your CV, 10 photos, some of your past trips in Vietnam/other countries, your articles/writing in any form, and why would you be interested to join VIETNAM ROOT project... and sure, anything else you want to add... Though fluency in English is not a must, please note that it is an advantage.

DEADLINE

27th July 2012

For more information, visit our page at http://www.nameartspace.com and http://www.facebook.com/NAME.Art.Space or call Ms. Vuong Bich Ngoc at 0903 299 510


TIẾNG VIỆT

NAME | Art Space - Artist Residency - Vietnam bắt đầu nhận đăng ký tham gia từ nghệ sĩ, nhiếp ảnh, phóng viên, người yêu du lịch Việt Nam và đang làm việc ở Việt Nam tham gia dự án RỄ VIETNAM.

Ý tưởng dự án này là từ anh Tiziano Fratus, một NGƯỜI RỄ

DỰ ÁN RỄ VIETNAM - GIỚI THIỆU CHUNG

LÀ MỘT NGƯỜI RỄ, MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ RỄ, MỘT CHÀNG TRAI RỄ, HAY MỘT CÔ GÁI RỄ

(Homo Radix – Phoemina Radix – Puer Radix – Puera Radix)

Ai cũng có thể là một Người Rễ, một Người đàn bà Rễ, một Chàng trai Rễ, một Cô gái Rễ. Đó là người muốn tìm nhận RỄ của mình, về vật lý và lý thuyết, mang nghĩa văn học hay vật chất. RỄ luôn thay đổi hàng ngày về màu sắc, kích thước, đặc tính nó cũng thay đổi nhận diện Con Người. Bởi vậy mỗi Người đàn ông và mỗi Người đàn bà đều có rất nhiều RỄ!

Một người Rễ là một cá nhân quyết định nuôi dưỡng bản sắc tưởng tượng và thể xác mình, sống bám rễ sâu xa và tương tác với Mảnh Đất xung quanh. Mỗi Vùng Xanh đều có thể là Mảnh Đất ấy: công viên trong thành phố của bạn, vườn cây nhà bạn, rừng cây trên dãy Alps hay ở Alaska. Ngay cả ở giữa nơi chốn của Xã hội loài người, giữa những thành phố vĩ đại như New York, London, Singapore hay Tokyo – bạn luôn có thể “bám” Rễ khi đi dạo công viên, những khu vườn cảnh, hay những khoảng không gian nhỏ có sự hiện diện của Tự Nhiên.

Một người Rễ luôn có thể cảm hiểu được những tạo tác vĩ đại của Chúa tể Muôn loài, có thể nhận biết được các loài và giống, thấy được đặc trưng của những sinh vật lâu đời và tuổi tác của chúng. Và bạn có thể vẽ bản đồ nơi chốn đó, đặt tên cho động vật và cây cối, khám phá về chúng và tạo ra “Bản đồ cây” của riêng mình (trong tiếng Ý là “Alberografia”).

Đây là một cách để nâng cao đa dạng sinh học của cá nhân và xã hội của thiên nhiên, cách khám phá những điều chúng ta cho là bình thường, không quá quan trọng, dù đó chỉ là một cái cây hay một công viên. Đây là khởi đầu của hành trình dài với rất nhiều chi tiết, sinh vật, để hiểu lịch sử của vùng đất ta sống, tỉnh, khu vực, thành phố của ta. Một nghiên cứu khiến bạn gắn rễ sâu sắc hơn với vùng đất bạn sống, làm việc và yêu thương. Bạn có thể trở thành một Người tìm cây, một Người Rễ, hay một Người đàn bà Rễ, người sẽ đi khắp nơi (một đất nước, một châu lục, cả thế giới) để tìm những cây cổ thụ, đại thụ, những sinh vật to lớn và nhiều tuổi nhất trên Hành tinh.

Bằng cách đó Rễ của bạn sẽ mạnh mẽ, trải rộng và tràn đầy trí tưởng tượng và năng lượng.


Ở VIETNAM

Khám phá một Việt Nam mới, sau 30 năm bị tàn phá và thời gian dài xây dựng lại đất nước, một nơi có thiên nhiên kỳ thú. Dự án RỄ VIETNAM được thực hiện đặc biệt để tìm chọn những cây cổ thụ và tượng đài còn sống sót, nhân chứng của thời gian, ở thành phố Hà Nội và các vùng nông thôn ở miền Bắc đất nước. Một hành trình vẽ bản đồ cây sẽ cho chúng ta một bản đồ đầu tiên của một số cây lớn sống tại Việt Nam, như trong rừng Quốc gia Cúc Phương và các khu bảo tồn thiên nhiên khác.

Bản đồ này và các ghi chú về chuyến đi sẽ được công bố trong một cuốn sách bằng ba ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Ý), nhận diện những con đường mới cho khách du lịch và cho việc bảo tồn giá trị địa phương. Một cuộc triển lãm ảnh sẽ được tổ chức trong không gian của NAME | Art Space hoặc một địa điểm phù hợp, hình ảnh sẽ được in màu đen trắng cổ điển.


LỢI ÍCH

Nếu bạn được chọn tham gia dự án của chúng tôi, bạn sẽ được tài trợ để đi du lịch 1 tháng ở phía Bắc Việt Nam với Tiziano Fratus để tìm những cây lớn, chụp ảnh và viết ghi chú về những nơi bạn đi qua. Sau khi trở về, ảnh bạn chụp sẽ được triển lãm và in trong cuốn sách RỄ VIETNAM bằng ba ngôn ngữ (Việt, Anh, Ý) xuất bản ở Ý và Việt Nam.

Đơn giản chỉ cần gửi một email tới NameArtSpace@gmail.com cc vuongngoc.bts@gmail.com với chủ đề "Tham gia Dự án RỄ VIETNAM" và một số giới thiệu ngắn gọn về bạn, CV của bạn, 10 ảnh bạn chụp, một số chuyến đi của bạn tại Việt Nam/quốc gia khác, các bài viết, bài báo của bạn/văn bản dưới bất kỳ hình thức nào, và tại sao bạn muốn tham gia dự án RỄ VIETNAM... và bất cứ điều gì khác mà bạn muốn thêm... Mặc dù nói lưu loát tiếng Anh là không bắt buộc, nhưng hãy lưu ý đó là một lợi thế.

THỜI HẠN

Ngày 27 tháng 7 năm 2012

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang của chúng tôi tại http://www.NameArtSpace.comhttp://www.facebook.com/NAME.Art.Space hoặc gọi cho Cô Vương Bích Ngọc theo số 0903 299 510.